Top 12 loại cây cảnh ngoài trời đẹp, dễ trồng và hút tài lộc tốt
Bạn đang phân vân không biết nên chọn loại cây cảnh nào phù hợp cho sân vườn? Mỗi loại cây cảnh ngoài trời đều mang vẻ đẹp riêng và ý nghĩa phong thủy đặc biệt. Lựa chọn cây cảnh đẹp dễ trồng vừa đỡ tốn công chăm sóc, vừa tạo được điểm nhấn cho cảnh quan thêm cuốn hút. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu top 12 loại cây cảnh hút tài lộc tốt nhất để trồng ngoài trời.
Top 12 loại cây cảnh ngoài trời dễ trồng dễ chăm sóc
Trồng cây cảnh ngoài trời giúp cảnh quan sân vườn thêm sinh động. Tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, lọc không khí thêm trong lành và mang ý nghĩa phong thủy tốt cho gia chủ. Cùng điểm qua top các loại cây cảnh ngoài trời đẹp nhất ngay dưới đây:
Cây lưỡi hổ
Lưỡi hổ có nhiều ý nghĩa tốt phong thủy tốt, được cho là mang đến tài lộc, may mắn, thành công và xua đuổi tà khí. Với 70 loài khác nhau như lưỡi hổ cọp, lưỡi hổ xanh, lưỡi hổ thái,…. Bạn có thể đặt chậu cây lưỡi hổ ngoài sân vườn, trang trí trong nhà và cả văn phòng.
Theo nghiên cứu của NASA, lưỡi hổ có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ các độc tố, diệt khuẩn rất tốt. Hỗ trợ sức khỏe giảm triệu chứng như ho, sổ mũi, hen suyễn, dị ứng,…

Cây hoa giấy
Cây hoa giấy là một loài cây cảnh ngoài trời đẹp và được trồng phổ biến ở nước ta. Là loài cây bụi, sống dai và phát triển nhanh, ưa nắng nóng, chịu hạn và không cần nước nhiều. Hoa giấy có nhiều màu sắc rực rỡ như giấy đỏ, trắng, hồng, cam,… Cây có thể trồng trong chậu, trên giàn, làm hàng rào hoa giấy, cổng hoặc trang trí sân vườn..
Cây hoa giấy có ý nghĩa biểu trưng cho sự lạc quan, vui vẻ, mang lại may mắn, bình an. Hiện nay, phương pháp ghép cành ngày càng hiện đại, tạo nên giống hoa giấy ngũ sắc vô cùng rực rỡ và đẹp mắt.

Cây cau vua
Loại cau vua khi trưởng thành rất cao lớn, thân hình trụ cao từ 8-12m, sống lâu năm. Được trồng chủ yếu để che bóng mát, ưa nắng, chịu hạn tốt.
Ông bà ta có câu: “trước cau sau chuối” ý chỉ trồng cau trước nhà mang lại phong thủy tốt gặp may mắn, nhiều tài lộc. Ngoài ra, việc trồng cau trước cổng hay trong sân nhà còn để tạo sự uy nghi, bề thế cho ngôi nhà.

Cây hoa chiều tím
Còn có tên gọi khác là cỏ nổ, thuộc loại cây thân thảo, lá màu xanh đậm, nở hoa tím rực vô cùng bắt mắt. Biểu tượng của tình yêu thủy chung bền lâu, sự lãng mạn. Cây hoa chiều tím còn được ví như những chiếc máy lọc không khí tự nhiên, hút khói bụi, giảm bớt ô nhiễm, tạo ra không gian sân vườn luôn trong lành, mát mẻ.

Cây lộc vừng
Lộc vừng thuộc bộ tứ “Sanh – Sung – Tùng – Lộc” trong phong thủy, biểu trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và tài lộc cho gia chủ. Ngoài ra, cây cảnh ngoài trời này còn có ưu điểm rất dễ trồng và chăm sóc, có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có một nét đẹp riêng.
Dáng cây thẳng tắp, tán lá xanh rộng, hoa tươi rủ xuống đẹp mắt,… khiến cho cảnh quan sân vườn trở nên sinh động, thu hút và thanh lọc không khí hiệu quả.

Cây sứ đại
Sứ đại thích hợp trồng trong sân vườn rộng, thoáng đãng bởi thân hình khá lớn và tán lá xòe to. Hoa sứ có màu hồng, màu trắng, vàng ở nhụy, hương thơm thoang thoảng nhẹ nhàng. Nở liên tục từ tháng 1 đến tháng 7 hàng năm.
Trồng cây sứ đại giúp cảnh quan sân vườn đẹp mắt, tạo nên vẻ trang nhã và thanh lịch. Ngoài ra còn có thể tạo bóng mát, điều hòa nhiệt độ. Theo quan niệm phong thủy, cây giúp xua đuổi tà ma, mang đến vạn sự bình an.

Cây tùng la hán
Thuộc loại cây bonsai được ưa chuộng nhất hiện nay. Tùng la hán không chỉ có nhiều thế dáng đẹp, lả lướt trông rất cuốn hút. Nó còn có điều kiện sinh trưởng tốt, thích nghi được nhiều môi trường và thời tiết khác nhau.
Cây tùng la hán là loại cây có tuổi thọ rất cao, có thể sống hàng trăm năm. Thân cao ứng cáp, tán rộng mở, phủ lá xanh biếc tạo nên cảnh sắc thần bí, huyền ảo, mang phong cách đế vương.

Cây lựu kiểng
Cây lựu làm giống ăn quả thường cao từ 5 – 8m. Ngày nay, người ta đã dùng các phương pháp lắp ghép để tạo nên những giống cây lựu cảnh nhỏ xinh, phù hợp để trang trí trong nhà hoặc ngoài sân vườn. Cây lựu cảnh chỉ cao tối đa 2m, có khi còn thấp hơn 1m, rất tiện cho những không gian vườn nhỏ hẹp lại mang tính thẩm mỹ cao.

Cây bằng lăng tím
Bằng lăng là giống cây vô cùng quen thuộc với đời sống, bạn có thể thấy nó xuất hiện ở mọi nơi, trên các ngõ phố, công viên, đô thị. Bởi đặc tính rất dễ sống, ít bệnh, ưa nắng nóng và hình ảnh cây bằng lăng tím rực rỡ tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng và lãng mạn.
Ngoài ra, cây còn có công dụng tạo bóng mát, lọc không khí trong lành, làm thuốc điều trị các bệnh đái tháo đường, cao huyết áp,….

Cây chuối rẻ quạt
Nếu bạn yêu thích loại cây cảnh ngoài trời có hình dáng độc đáo, lạ mắt không thể không nhắc đến cây cảnh chuối rẻ quạt. Đây là loại cây sinh trưởng tự nhiên rất tốt, ưa sáng. Thân cây cao khoảng 5-7m, có lá hình rẻ quạt đối xứng vô cùng bắt mắt, nghệ thuật.

Đặc điểm của cây cảnh ngoài trời
Cây cảnh ngoài trời thường phải tiếp xúc trực tiếp với sương, nắng nóng và gió. Vậy nên phải lựa chọn những loại cây cảnh thích nghi với môi trường tốt để chúng nhanh phát triển và ít tốn công chăm sóc. Các loại cây cảnh trồng ngoài trời thường có những đặc điểm sau:
- Có khả năng chịu hạn, chịu nắng, chịu gió và chịu sự thay đổi của thời tiết.
- Khả năng tự giữ nước và hút nước để không bị khô héo hay ngập úng.
- Phải có hình dáng ấn tượng, đẹp mắt và hài hòa với không gian sân vườn, có thể được cắt tỉa, uốn nắn.
- Có hoa, lá, quả màu sắc bắt mắt, hoa nở quanh năm hoặc theo mùa.
Cần lưu ý gì khi trồng cây cảnh ngoài trời để cảnh quan sân vườn luôn xanh tốt?
Dù là cây cảnh hay là bất kỳ loại cây nào, cũng đều cần có môi trường sống tốt thì mới có thể phát triển đầy đủ. Vậy nên, để cảnh quan sân vườn luôn xanh tốt và đẹp mắt, bạn cần lưu ý một số yếu tố:
- Bổ sung nước hợp lý
Mỗi loại cây sẽ cần một lượng nước khác nhau, vậy nên cần đảm bảo tưới một lượng nước vừa đủ và hợp lý. Tránh để cây gặp các vấn đề không mong muốn, dễ bệnh hoặc phát triển không ổn định. Chọn thời gian tưới nước vào buổi sáng để cây hấp thụ tốt hơn.
- Cung cấp nguồn dinh dưỡng
Bón phân cho cây cảnh định kỳ, loại phân phù hợp với loại cây nào. Nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển tốt hơn. Sử dụng loại đất phù hợp, hoặc tái tạo đất sau một thời gian để đất không bị cứng, khô, nứt nẻ hoặc bị ô nhiễm.

- Phòng ngừa sâu bệnh
Kiểm tra thường xuyên tình trạng của cây để nhận biết các dấu hiệu của sâu bệnh. Từ đó có thể nhanh chóng sử dụng các biện pháp điều trị, phòng ngừa hợp lý.
- Cắt tỉa định kỳ
Cây cối thường mọc vươn theo ánh sáng và không gian xung quanh. Vậy nên để vườn cây bắt mắt và tăng tính thẩm mỹ, cần cắt tỉa cành định kỳ để tạo dáng, định hình cho cây đẹp hơn.
- Chọn giá thể cho cây
Chọn giá thể trồng cho từng loại cây cảnh, có thể là chậu, bình, thùng, khay hoặc trực tiếp xuống đất. Kích thước và hình dạng phù hợp với từng loại cây cảnh. Chất liệu và màu sắc của giá thể cũng phải phù hợp để cây phát triển tốt và có độ bền và độ thẩm mỹ cao.
Nên trồng trước cổng nhà để mang đến may mắn, tài lộc
Trồng cây cảnh trước cổng nhà không chỉ làm đẹp cho không gian sống mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích về phong thủy cho gia chủ. Theo quan niệm của người Việt, phía trước cổng nhà là nơi hội tụ sinh khí và tài lộc, nên việc trồng cây cảnh trước cổng nhà sẽ giúp hút năng lượng tốt vào nhà, thu hút vận may. Tuy nhiên, không phải loại cây nào cũng có thể trồng trước cổng, bạn cần phải chọn những loại cây cảnh phù hợp.

Một số loại cây cảnh thường được trồng trước cổng gồm:
- Cây cau cảnh: tránh được những điều xui xẻo, tiêu cực
- Cây lộc vừng: ý nghĩa về sự phồn vinh, thịnh vượng và tài lộc
- Cây hoa hòe: thu hút sự may mắn, phát tài và hạnh phúc
- Cây trúc: thể hiện mong muốn mọi việc đều thuận lợi, tốt lành
- Cây ngũ gia bì: thu hút sự bình an, được bảo vệ
- Cây vạn niên thanh: mang ý nghĩa về sự trường tồn, bền bỉ và khỏe mạnh
Trồng cây trước cửa nhà có tốt hay không?
Trồng cây cảnh trước cửa nhà là một thói quen phổ biến của nhiều gia đình, nhưng đây là một điều không nên. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến ngôi nhà mà còn lại một đại kỵ phong thủy.
Cây cảnh khi được trồng trước cửa nhà, nhất là những cây lớn lâu năm, rễ sẽ đâm sâu vào lòng đất. Theo thời gian sẽ gây hại cho móng và nền của ngôi nhà. Bên cạnh đó, cây sẽ cản trở ánh sáng, nguồn năng lượng dương đi vào nhà. Khiến ngôi nhà trở nên âm u, thiếu hút dương khí, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tài vận. Một số điều trồng cây trước cửa cần tránh như: cây cổ thụ (nơi trú ngụ của những âm khí), hai cây đối xứng, ba cây đối xứng, cây bị héo, khô,…
Bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về top các loại cây ngoài trời nên trồng và những lưu ý khi trồng cây cho cảnh quan sân vườn luôn tươi tốt. Mỗi loại cây cảnh sẽ có đặc điểm sống và ý nghĩa riêng. Hãy tìm hiểu kỹ và lựa chọn thiết kế cây cho sân vườn thật phù hợp nhé. Theo dõi chúng tôi để cập nhật theo nhiều kiến thức cây cảnh bổ ích.