Với vẻ đẹp hoa tinh tế và sang trọng, cây lan ý thường được lựa chọn để trồng trong nhà hay văn phòng, góp phần tạo không gian xanh mát và tươi mới. Hãy cùng Vườn Cây Cảnh khám phá ngay đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc loài cây này qua bài viết dưới đây.
Đặc điểm của cây lan ý
Một số thông tin cơ bản:
- Tên phổ thông: Cây lan ý
- Tên khác: Cây bạch môn, Cây vỹ hoa trắng, cây huệ hoà bình
- Tên khoa học: Spathiphyllum Wallisii
- Họ cây: Họ Araceae (Ráy)
- Xuất xứ: Vùng nhiệt đới Nam Mỹ và một số quốc gia Đông Nam Á.
Đặc điểm hình thái:
- Thân cây: Lan ý thường mọc thành cụm thấp, cao khoảng 40-50 cm. Các cuống lá mọc xiết từ gốc lên, tạo nên một bụi cây xanh tốt.
- Lá cây: Màu xanh thẫm, bề mặt lá bóng mượt. Lá có hình dạng hơi bầu dục với đỉnh lá nhọn thon. Gân lá màu xanh nhạt chạy dọc từ gốc lên đỉnh lá.
- Hoa: Màu vàng, hình dáng thuôn dài. Đặc biệt, mỗi bông hoa được bọc bởi lá bắc trắng tinh khiết, như chiếc vỏ sò ôm lấy hoa. Lá bắc làm tăng thêm vẻ đẹp cho hoa lan ý. Một cành hoa có thể nở liên tục trong 3-4 tháng không tàn.
Đặc điểm sinh trưởng: Cây có khả năng phát triển tốt cả ở ngoại trời lẫn bóng râm và có thể trồng trong đất hoặc thủy sinh.
Tác dụng của cây lan ý trong cuộc sống
Cây lan ý có khả năng hấp thụ một số khí độc thường gặp trong không khí như formaldehyde, benzene, xylene,… Các chất này có thể gây hại cho sức khỏe nếu hít phải thời gian dài. Do đó, trồng một vài chậu lan ý trong phòng khách hoặc phòng ngủ sẽ giúp lọc không khí, tạo ra không gian trong lành hơn, mang lại sức khỏe tốt hơn cho gia đình.

Không chỉ vậy, lan ý còn có khả năng hấp thụ sóng điện từ phát ra từ các thiết bị điện tử như laptop, điện thoại, tivi,… Vì vậy, nếu nhà bạn có nhiều thiết bị điện tử, hãy trồng một chậu lan ý để giảm thiểu tác hại của sóng điện từ.
Ý nghĩa phong thủy của cây lan ý
Cây lan ý là một loại cây phong thủy mang lại nhiều lợi ích cho gia đình. Cây không chỉ sản sinh năng lượng tích cực mà còn giúp loại trừ năng lượng tiêu cực trong nhà. Điều này giúp gia chủ sống an lành, hòa thuận, tránh xui xẻo và xích mích.
Cây lan ý còn được biết đến với tên gọi cây huệ hòa bình, bởi cây mang lại sự ấm áp, yêu thương và đoàn kết cho các thành viên trong gia đình. Cây cũng giúp bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh cho người trồng.

Cây lan ý không chỉ mang ý nghĩa phong thủy về tài lộc và sự may mắn, mà còn vô cùng có lợi cho sự phát triển và thịnh vượng của gia đình. Với khả năng sinh trưởng nhanh chóng, cây lan ý là biểu tượng cho sự giàu có, hạnh phúc, và bình an. Đây cũng là một lựa chọn quà tặng đáng ý nghĩa cho những ai mong muốn cuộc sống thịnh vượng.
>>> Đừng bỏ qua: Top 8 cây cảnh trong phòng ngủ giúp bạn ngủ ngon
Cây lan ý hợp mệnh gì? Tuổi gì?
Với vẻ đẹp và ý nghĩa phong thủy tốt lành, cây lan ý hợp với mệnh gì? Theo nguyên tắc phong thủy, cây này đặc biệt hợp với mệnh Kim và mệnh Thủy.
- Người mệnh Kim: Lá bắc màu trắng tinh khiết của cây lan ý rất tương hợp với màu bản mệnh, từ đó mang lại tài lộc dồi dào và nhiều may mắn.
- Người mệnh Thủy: Theo nguyên lý ngũ hành, Kim sinh Thủy, điều này làm cho cây lan ý cực kỳ phù hợp. Người mệnh Thủy trồng cây này để cải thiện vận may và công việc.
- Ngoài ra, màu xanh của cây cũng tương hợp với mệnh Mộc, nên những người mệnh này có thể cân nhắc sở hữu loài cây này.
Về tuổi hợp với cây lan ý, nếu bạn thuộc mệnh Kim, Thủy hay Mộc, việc trồng cây này trong nhà sẽ giúp gia tăng tài lộc và vận may.
Cách trồng và chăm sóc cây lan ý
Cây lan ý là một trong những loại cây cảnh được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp thanh thoát và dễ trồng. Để cây luôn khỏe mạnh và xanh tốt, bạn cần lưu ý những điều sau:

- Chọn giống: Lựa chọn cây con khỏe mạnh, cành lá xanh tươi, không có dấu hiệu bệnh tật. Nên chọn cây có kích thước vừa phải để dễ dàng thích nghi với môi trường mới.
- Chọn chậu: Bạn nên chọn chậu cây có lỗ thoát nước và kích thước phù hợp để cây có không gian phát triển trong 1-2 năm mà không bị chật chội.
- Đất trồng: Đất phải tơi xốp và thoát nước tốt, bạn có thể pha thêm phân hữu cơ vi sinh để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây.
- Ánh sáng: Cây lan ý cần nhiều ánh sáng nhưng tránh ánh nắng trực tiếp gay gắt. Đặt cây ở nơi thoáng mát và có ánh sáng vừa đủ. Loài cây này có thể trồng làm cây ban công, cây cảnh để bàn, cây cảnh phòng khách, cây cảnh văn phòng, cây phòng bếp, cây nhà vệ sinh,….
- Tưới nước: Nên tưới nước đều đặn khoảng 2-3 ngày một lần, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết. Bạn cũng có thể trồng cây lan ý thủy sinh để làm cây trang trí trong nhà.
- Cắt tỉa: Cắt tỉa cành lá khô héo thường xuyên để ngăn ngừa sâu bệnh.
- Bón phân: Định kỳ bón phân mỗi 6 tháng vào mùa xuân và mùa thu để cây phát triển tốt và nở hoa đẹp.
Câu hỏi thường gặp
Khi trồng cây lan ý, bạn có thể sẽ có một số thắc mắc…
mắc phải như sau:
Cây lan ý có độc hay không?
Đáp án là Có. Phần lá và củ của cây lan ý chứa canxi oxalat, gây hại cho đường tiêu hóa. Trẻ em ăn phải sẽ gặp triệu chứng ngứa, nóng rát, sưng môi, miệng và lưỡi, tiêu chảy,…. Với người lớn, ăn một lượng nhỏ sẽ không gây hại nghiêm trọng.
Cây lan ý ra hoa khi nào?
Lan ý nở hoa vào mùa xuân. Nếu được chăm sóc đúng cách, cây có thể nở hai lần trong năm.

Cây lan ý có chịu được ánh nắng không?
Loại cây này ưa bóng râm và thích ánh sáng khuếch tán nhẹ vào buổi sáng hoặc chiều. Vì vậy, cây không chịu được ánh nắng mặt trời quá mạnh.
>>> Xem thêm: Top 8 cây cảnh sân vườn thu hút may mắn, tài lộc
Cây lan ý trồng trong nhà có lợi gì không?
Chắc chắn là Tốt, cây lan ý không chỉ đẹp mà còn rất tốt cho sức khỏe. Cây giúp thanh lọc không khí, hấp thụ khí độc và sóng điện từ, nâng cao sức khỏe gia đình. Về mặt phong thủy, cây thu hút tài lộc và vận may, giúp gia chủ phát triển sự nghiệp.
Cây lan ý có tốt khi để trong phòng ngủ?
Bạn có thể yên tâm trồng cây lan ý trong phòng ngủ. Cây thải ra oxy vào ban đêm và tăng độ ẩm, giúp bạn có giấc ngủ ngon và an lành.
Kết luận
Bài viết này đã cung cấp thông tin về đặc điểm, ý nghĩa cũng như cách trồng và chăm sóc cây lan ý. Hi vọng bạn sẽ sở hữu được một chậu lan ý xinh đẹp để trang trí cho ngôi nhà của mình.