Cây bình an không chỉ lọc sạch không khí mà còn mang lại may mắn cho gia chủ khi được trồng trong nhà. Vậy cây bình an là loài cây gì? Những ai nên trồng cây này trong nhà? Hãy cùng Vườn Cây Cảnh khám phá ngay đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng cũng như chăm sóc loài cây này nhé.
Đặc điểm cây bình an
Thông tin cơ bản
- Tên thường gọi: Cây bình an
- Tên gọi khác: Cây lá sọc
- Tên khoa học: Peperomia angulata
- Họ cây: Piperaceae
Đặc điểm bên ngoài
- Thân cây: Cây có hình dáng nhỏ nhắn, thường mọc thành bụi trong chậu. Khi nhỏ, cây cao trung bình từ 12 đến 16cm, khi trưởng thành có thể cao từ 20 đến 25cm, một số cây còn có thể cao tới 40cm.
- Lá cây: Lá nhỏ hình bầu dục, nhọn ở đầu, màu xanh lục có sọc dưa và xếp tầng xen kẽ rất đẹp. Mỗi lá thường có từ 3 – 4 đường viền như vậy.
Ý nghĩa cây bình an trong phong thủy
Trong phong thủy, cây bình an tượng trưng cho lời chúc bình an, tài lộc, xua đuổi xui xẻo cho gia đình, giúp bạn gặp may mắn và thuận lợi trong cuộc sống, công việc.
Với hình dáng lá tròn trĩnh cân đối và sức sống mạnh mẽ, cây bình an sẽ tiếp thêm năng lượng, giúp gia chủ luôn vui vẻ, tận hưởng cuộc sống. Nếu trồng cây này làm cây cảnh phòng khách, cây cảnh văn phòng, cây cảnh để bàn hay cây cảnh ban công sẽ giúp không gian tươi mát, dễ chịu, thoải mái, nâng cao hiệu suất làm việc, hỗ trợ gia chủ đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp.
Cây bình an hợp mệnh gì?
Người thuộc mọi mệnh như Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đều có thể trồng cây bình an để mang lại may mắn, tài lộc. Tuy nhiên, vì có lá xanh nổi bật nên loài cây này đặc biệt hợp nhất với người mệnh Mộc.
Nếu người mệnh Mộc trồng cây bình an, cây sẽ phát huy tối đa các thuộc tính phong thủy của nó. Cây sẽ mang lại sự giàu sang, tiền tài cho gia chủ, hỗ trợ phát triển nhanh chóng trong sự nghiệp, công việc thuận buồm xuôi gió hơn.
Cách trồng cây bình an
Cây bình an có thể sống mạnh mẽ và thích nghi tốt với nhiều điều kiện môi trường. Để giúp cây phát triển một cách khỏe mạnh, bạn cần chuẩn
Trước khi bắt đầu trồng, bạn cần chuẩn bị các yếu tố sau:
- Chuẩn bị giống cây: Bạn có thể mua cây bình an con ở các cửa hàng cây cảnh gần khu vực bạn sống. Đặt cây dưới bóng mát với ánh nắng nhẹ từ 1 đến 2 tuần để cây thích nghi với môi trường mới. Nếu nhà bạn đã có sẵn cây bình an, bạn có thể giâm cành để trồng. Hãy chọn cành cây trưởng thành có rễ và khỏe mạnh, sau đó cắt ra và giâm vào đất ẩm.
- Chuẩn bị chậu: Chọn chậu phù hợp với kích thước của cây, đảm bảo chậu có lỗ thoát nước ở đáy để cây không bị ngập úng.
- Chuẩn bị đất: Sử dụng đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt để cây phát triển. Bạn có thể pha trộn đất trồng theo tỷ lệ 3 phần đất sạch, 3 phần phân trùn quế, 2 phần mụn dừa và 2 phần trấu hun.
Sau khi đã chuẩn bị xong giống cây, chậu và đất, hãy thực hiện các bước trồng cây sau:
- Bước 1: Đổ đất vào chậu, để lại khoảng cách từ 3 đến 5 cm từ miệng chậu.
- Bước 2: Đặt cây con vào trung tâm chậu và rải thêm đất lên trên để lấp đầy chậu.
- Bước 3: Tưới phân bón kích thích rễ như Org Hum, Acroots, Axit Humic 322, N3M vào gốc cây. Khoảng 7 đến 10 ngày sau, tưới thêm lần nữa để giúp cây ra rễ mới và phục hồi tốt. Hãy chú ý giữ ẩm cho đất, sau 2-3 tuần cây con sẽ phát triển khỏe mạnh và bắt đầu sinh trưởng nhiều cành lá mới.
Cách chăm sóc cây bình an
Để cây bình an phát triển khỏe mạnh trong sân vườn hoặc trong nhà, bạn cần lưu ý các điều sau:
Ánh sáng
Cây bình an là loài cây ưa bóng râm, không thích hợp với ánh sáng mạnh, dễ gây chết cây. Cây này thích hợp làm cây cảnh trong nhà, phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, và văn phòng, mang đến không gian trong lành và thoải mái.
Tuy nhiên, để giữ lá cây xanh mướt, nên đưa cây ra ánh sáng nhẹ từ 7 đến 9 giờ sáng mỗi tuần 1-2 lần.
Nhiệt độ
Nhiệt độ lý tưởng cho cây bình an phát triển là từ 18 đến 24 độ C. Cây vẫn sẽ sống tốt nếu nhiệt độ không thay đổi đột ngột trong ngưỡng 10 độ C.
Tưới nước
Vì cây bình an ưa mát, nên thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho đất, giúp cây giữ được độ ẩm nhất định. Mỗi tuần bạn nên tưới cây từ 2 đến 3 lần, sử dụng bình xịt phun sương để cung cấp độ ẩm toàn diện cho cây.
Bón phân
Thỉnh thoảng bạn cần bón phân cho cây bình an để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.
Khoảng 3-5 tháng/lần, bón phân NPK 20-20-15 hoặc NPK 30-9-9 hòa trong nước và tưới vào gốc. Bạn cũng có thể sử dụng phân bón tan chậm để dưỡng chất từ từ thấm vào đất sau mỗi lần tưới, giúp cây luôn được cung cấp dưỡng chất.
Cây sẽ được cung cấp thêm năng lượng để phát triển và tập trung.
Loại phân bón hữu cơ tan chậm nổi bật mà bạn có thể tìm hiểu bao gồm phân gà, phân dê, phân trùn quế, phân hữu cơ Bounce Back,… hoặc các loại phân tan chậm tổng hợp như MagampK 6-40-6-12, Hyponex 6-40-6-15,…
Bạn cũng có thể phối hợp sử dụng các loại phân bón lá như dịch chuối, đạm cá, vitamin B1, Seaweed, Seasol, Org Hum,… để cây phát triển toàn diện nhất.
Phòng ngừa sâu bệnh
Mặc dù loài cây này ít bị sâu bệnh, nhưng đôi khi cây có thể rụng lá. Cần theo dõi và xác định nguyên nhân để có giải pháp xử lý kịp thời.
Việc lá già rụng là bình thường, nhưng nếu lá rụng quá nhiều, đó có thể là dấu hiệu cây thiếu sáng hoặc bị úng nước.
- Trong trường hợp cây thiếu sáng, bạn nên phơi nắng nhiều hơn, khung giờ tốt nhất là từ 7 đến 9 sáng khi mặt trời dịu nhẹ.
- Nếu cây bị úng nước, bạn cần thay đất và chậu mới có lỗ thoát nước tốt hơn.
Câu hỏi thường gặp
Cây bình an có hoa không?
Nếu được chăm sóc đúng cách trong môi trường khí hậu phù hợp, cây bình an sẽ ra hoa. Tuy nhiên, do hoa của loại cây này không đẹp và thường không có mùi hương, người ta thường cắt bỏ để duy trì dinh dưỡng cho lá phát triển.
Cây bình an có độc không?
Hiện chưa có ghi nhận nào cho thấy cây bình an gây độc đối với người và thú cưng. Tuy nhiên, nhựa cây có thể gây ngứa, nổi mẩn,… đối với những người mẫn cảm.
Kết luận
Qua bài viết này, bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về cây bình an. Cây có vẻ ngoài xanh mát, tạo cảm giác an lành cho không gian sống, là một lựa chọn tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua.