Khám phá vẻ đẹp độc đáo của cây Ngân Hậu

Cây ngân hậu, nổi bật với vẻ sang trọng và ý nghĩa may mắn trong phong thủy, là một chọn lựa phổ biến khi trang trí không gian sống và làm việc. Với dáng vẻ đặc trưng và cách chăm sóc đơn giản, cây luôn là sự lựa chọn lý tưởng. Cùng Vườn Cây Cảnh khám phá thêm nhé!

Thông tin về cây ngân hậu

  • Tên thường gọi: Cây ngân hậu
  • Tên khác: Minh Ty Rằn
  • Tên khoa học: Aglaonema marantifolium
  • Họ: Họ Ráy
  • Nguồn gốc: Đảo Molucca và Philippin
  • Phân bố: Hiện nay, cây đã xuất hiện rộng rãi khắp thế giới, bao gồm cả Việt Nam.

Đặc điểm bên ngoài:

  • Thân cây: Chúng mọc thành bụi, sống lâu năm với chiều cao từ 20 đến 40cm, có thể đạt tới 80cm nếu điều kiện thuận lợi.
  • Lá cây: Lá mềm mại, hai đầu thuôn nhọn, cuống dài và mềm. Mặt trên lá xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt kèm theo các vệt màu nổi bật, gân lá xương cá tạo nên sức hút cho cây.
  • Hoa: Hoa nhỏ màu trắng mọc trên cuống chung mập mạp, bông mo có màu vàng nhạt.
  • Quả: Quả một hạt, xếp sát nhanh thành từng chùm lớn, dài 1-2cm trên một cuống mập.
Đặc điểm cây ngân hậu
Đặc điểm cây ngân hậu

Ứng dụng của cây ngân hậu

Cây ngân hậu mang lại sự tinh tế và sang trọng cho không gian làm việc và học tập. Từ góc bàn làm việc đến phòng khách, cây ngân hậu với những chiếc lá đặc trưng đã trở thành điểm nhấn cuốn hút. Sức sống của loài cây này mang lại cảm giác thư giãn, giúp giảm bớt căng thẳng sau ngày dài làm việc.

Không chỉ có giá trị thẩm mỹ, cây ngân hậu còn có khả năng lọc không khí ấn tượng. Lá cây có thể hấp thụ các chất độc hại, cung cấp nguồn oxy dồi dào, giúp thanh lọc không khí, mang lại không gian sống trong lành, thoáng mát hơn.

Cây ngân hậu có độc không?

Theo nhiều chuyên gia, cây ngân hậu KHÔNG CÓ ĐỘC. Ngược lại, cây còn mang lại nhiều lợi ích đáng kể đối với cuộc sống; cây có khả năng hấp thụ các khí độc trong không khí, giúp giảm ô nhiễm và mang lại không gian xanh sạch cho người sử dụng.

Đọc thêm về  Những loại cây cảnh phong thủy phù hợp với tuổi Sửu
Cây ngân hậu có độc không?
Cây ngân hậu có độc không?

Ý nghĩa của cây ngân hậu

Trong phong thủy,cây ngân hậu được tượng trưng cho vận may, sự giàu sang và thành công cả trong công việc lẫn cuộc sống. Không chỉ vậy, cây còn đại diện cho quyền quý, phong phú như chính cái tên “ngân hậu” của nó. Có một chậu cây ngân hậu trong nhà không chỉ làm tươi mới không gian mà còn mang đến nguồn năng lượng tích cực, giúp tăng cường vận khí và tài lộc cho gia chủ.

Theo nguyên lý ngũ hành, để cây phát huy tốt năng lượng, nên đặt cây ở vị trí hướng Đông Nam hoặc Nam – nơi có ánh sáng dồi dào. Khi đặt tại những vị trí này, cây ngân hậu sẽ hấp thụ và phát tỏa nhiều năng lượng tích cực. Cây có thể đặt làm cảnh ở ban công, cây cảnh văn phòng, cây cảnh để bàn làm việc, hoặc cây cảnh phòng khách,….

Cây ngân hậu hợp mệnh gì? Tuổi nào?

Lá của cây ngân hậu có màu xanh lá cây với các đốm trắng nổi bật, tượng trưng cho mệnh Kim. Theo ngũ hành phong thủy, mệnh Kim tương sinh với mệnh Thổ và mệnh Thủy. Vì vậy, cây này cũng hợp với người thuộc hai mệnh này.

Vậy thì, cây ngân hậu hợp mệnh gì? Cây này phù hợp với những người có mệnh Thổ, Kim, và Thủy. Trồng cây ngân hậu sẽ mang lại nhiều vận may, giúp sự nghiệp phát triển thuận lợi và thăng tiến nhanh chóng, đưa đến sự suôn sẻ hơn trong công việc.

Cây ngân hậu hợp tuổi nào? Như đã đề cập, cây sẽ hợp với người có mệnh Kim, Thổ và Thủy. Cụ thể là:

  • Những năm sinh thuộc mệnh Kim, hợp với cây ngân hậu bao gồm: 1954, 1955, 1962, 1963, 1970, 1971, 1984, 1985, 1992, 1993, 2000, 2001, 2014, 2015,…
  • Những năm sinh thuộc mệnh Thổ, hợp với cây ngân hậu bao gồm: 1946, 1947, 1960, 1961, 1968, 1969, 1976, 1977, 1998, 1999, 2006, 2007, 2020, 2021,…
  • Những năm sinh thuộc mệnh Thủy, hợp với cây ngân hậu bao gồm: 1944, 1945, 1952, 1953, 1966, 1967, 1974, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005,…
Đọc thêm về  Top 15+ loại cây cảnh ban công siêu xinh, phù hợp với ánh nắng mạnh

Hướng dẫn trồng cây ngân hậu

Có hai cách để trồng cây ngân hậu tại nhà: Trồng thủy sinh hoặc trồng trực tiếp vào đất.

Cách trồng cây ngân hậu thủy sinh

Chuẩn bị lọ thủy tinh trong suốt, đổ đầy nước sạch đã khử clo. Nhẹ nhàng đặt cây vào lọ, điều chỉnh mực nước ở khoảng 1/3 chiều cao của cây. Cố định thân cây và nhỏ vài giọt thuốc kích rễ vào nước để cây phát triển tốt.

Cách trồng cây ngân hậu xuống đất

Chuẩn bị chậu đất đã bổ sung dinh dưỡng, sau đó nhẹ nhàng đặt cây giống vào chậu, vun đất kín xung quanh để cây đứng vững. Sau khi trồng xong, pha thuốc kích rễ với nước và tưới để cây phát triển nhanh chóng.

Cách chăm sóc cây ngân hậu

Nếu bạn có một chậu cây ngân hậu đẹp và muốn duy trì vẻ đẹp của chúng, hãy chăm sóc cây theo hướng dẫn dưới đây:

Cách chăm sóc cây ngân hậu
ngân hậu

Ánh sáng

Nếu muốn trồng cây cảnh trong nhà, hãy thường xuyên cho cây ngân hậu của bạn tiếp xúc với…ánh nắng từ mặt trời nên được cho cây tiếp xúc khoảng 2-3 lần mỗi tuần, mỗi lần từ 2-3 giờ. Ánh sáng mặt trời sẽ hỗ trợ quá trình quang hợp của cây, giúp phát triển thân, cành và lá mạnh mẽ.

Tưới nước

Việc tưới nước hàng ngày 1 lần giúp duy trì độ ẩm của đất, rất quan trọng để cây ngân hậu có thể phát triển khỏe mạnh. Đối với cây trồng theo phương pháp thủy sinh, bạn cần thay nước mỗi tuần một lần để giữ nước luôn sạch và đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây.

Bón phân

Nhớ bón phân cho cây ngân hậu theo định kỳ mỗi tháng một lần để bổ sung dưỡng chất cần thiết, giúp cây phát triển tối ưu.

Kết luận

Cây ngân hậu không chỉ là một loại cây trang trí bắt mắt mà còn mang lại may mắn và năng lượng tích cực cho không gian sống. Nhờ đặc điểm dễ chăm sóc và ý nghĩa phong thủy đặc biệt, cây ngân hậu xứng đáng là người bạn đồng hành lý tưởng cho mọi gia đình hiện đại.