Tất tần tật về cây huyết dụ: Tác dụng, ý nghĩa, nguồn gốc và đặc điểm

Cây huyết dụ: Tác dụng, ý nghĩa, nguồn gốc và đặc điểm

Cây huyết dụ là loại cây cảnh được trồng rất nhiều ở Việt Nam, làm hàng rào và có nhiều tác dụng trong đông y. Cây huyết dụ rất dễ trồng và mang nhiều ý nghĩa phong thuỷ cho gia chủ. Cùng Vườn Cây Cảnh khám phá đặc điểm, ý nghĩa cách trồng và cách chăm sóc loại cây này nhé.

Nguồn gốc và đặc điểm cây huyết dụ

Cây huyết dụ, còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như phát dụ, thiết thụ, phật dụ, chổng đeng, huyết dụ lá đỏ, long huyết,… thuộc họ huyết dụ (Dracaena terminalis), có tên khoa học là Cordyline terminalis Kanth.

Cây huyết dụ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, thường được trồng ngoài trời, nhưng vẫn có khả năng thích nghi với điều kiện ánh sáng trung bình như ở trong nhà.

Được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống, làm cây trang trí nội thất và làm thuốc. Dễ chăm sóc, có sức sống tốt và màu sắc bắt mắt nên huyết dụ được ưa chuộng làm cây cảnh trang trí sân vườn, trong phòng khách, khách sạn,…

Lá huyết dụ mọc từ ngọn, tập trung thành cụm, xếp thành 2 dãy. Hình dáng lá dài như lưỡi kiếm, kích thước từ 20 – 50cm chiều dài, rộng 5 – 10 cm, màu đỏ tím tía, cuống lá dài. Thân cây thảo mảnh, nhỏ, nhiều đốt sẹo, chiều cao khoảng 1 – 2m và mọc thành từng khóm.

Hoa huyết dụ mọc thành từng cụm ở ngọn, dài khoảng 30 – 40cm, màu trắng với màu tía bên ngoài. Cây ra hoa vào khoảng tháng 12 mỗi năm. Quả mọng, hình cầu, cây thường ra quả vào khoảng tháng 1.

cây huyết dụ
Cây huyết dụ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới

Cây huyết dụ có tác dụng gì?

Cây huyết dụ được ứng dụng trong cả Đông y và Tây y, có các tác dụng như sau:

Theo nghiên cứu của Tây y:

  • Chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư dạ dày.
  • Kháng khuẩn, đặc biệt hiệu quả với khuẩn Enterococcus, Staphylococcus.
  • Tăng co bóp tử cung, giết chết tế bào ung thư.
Đọc thêm về  Top cây phong thủy hợp tuổi Dần mang lại may mắn cho gia đình

Theo nghiên cứu của Đông y:

  • Cầm máu, bổ huyết, làm mát huyết, tán ứ, tiêu ứ, định thống.
  • Dùng trong các trường hợp rong kinh, phong thấp, lỵ, xích bạch đới, và nhiều bệnh khác.

Cây huyết dụ trị ho gà ở trẻ em, viêm ruột lỵ, bệnh lao phổi, lậu huyết, băng huyết, ho thổ huyết, đau nhức xương khớp, kinh nguyệt ra nhiều (rong kinh), kiết lỵ ra máu, …

cây huyết dụ
Theo nghiên cứu đông và tây y, cây huyết dụ chữa được nhiều bệnh

Ý nghĩa phong thủy của cây huyết dụ

Cây huyết dụ biểu tượng may mắn trong phong thủy, bảo vệ tài lộc và tiền bạc cho gia chủ nhờ vào màu sắc đỏ của lá. Ngoài ra, nó cũng được cho là có khả năng xua đuổi tà ma khỏi ngôi nhà.

Trong phong thủy, thuộc tính ngũ hành của các loại cây sẽ phụ thuộc vào màu sắc của cây, tính âm dương phụ thuộc vào độ sáng tối của màu sắc cây. Vậy nên, cây huyết dụ thuộc hành hỏa do có màu đỏ tính dương mạnh.

Do đó, cây huyết dụ sẽ mang nên nhiều may mắn trong công việc và cuộc sống cho những người có tuổi thuộc mệnh Thổ và mệnh Hỏa.

Người có mệnh Kim không nên sử dụng cây huyết dụ để trang trí vì mệnh Kim sẽ bị khắc chế bởi mệnh Hỏa. Gây ra xung khắc và không tốt cho sự cân bằng năng lượng.

cây huyết dụ
Trồng cây huyết dụ xung quanh nhà có khả năng xua đuổi tà ma

Cách trồng cây huyết dụ

Cây huyết dụ là loài cây dễ trồng và dễ chăm sóc, phát triển tốt trong nhiều điều kiện khác nhau. Có hai cách trồng cây huyết dụ, đó là giâm cành và gieo hạt, nhưng giâm cành thường được ưa chuộng hơn. Trồng cây huyết dụ bằng phương pháp giâm cành, bạn thực hiện như sau:

Đọc thêm về  Cây cau cảnh quả đỏ: Đặc điểm, ý nghĩa và tips chăm sóc hiệu quả

Chuẩn bị và cắt cành: Cắt cành dài khoảng 20 – 30 cm. Chuẩn bị sẵn bầu hoặc chậu đất. Khi cắt, bạn sử dụng dao hoặc kéo sắc bén để tránh làm bầm dập cây. Bỏ lá và chỉ giữ lại thân cây để giâm, cây sẽ ra lá mới sau khi giâm.

Giâm cành: Đặt cành giâm vào đất ẩm tơi xốp ở độ sâu khoảng 5 – 6 cm. Giữ cho đất luôn ẩm để cây mau ra rễ. Có thể sử dụng dung dịch kích rễ để giúp cây nhanh ra rễ.

Đặt cây giâm trong bóng râm khoảng từ 2 tuần đến 20 ngày để cây có thời gian ổn định và phát triển tốt. Bạn cần tưới nước đủ để duy trì độ ẩm cho đất và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo cây phát triển mạnh mẽ.

cây huyết dụ
Có thể trồng cây huyết dụ bằng cách giâm cành và gieo hạt

Cách chăm sóc cây huyết dụ

Tưới nước đều đặn: Cây không quá ưa nước nhưng chịu hạn kém, vì vậy, bạn cần thường xuyên tưới nước cho cây, tránh tưới quá nhiều để ứ nước.

Cắt tỉa đều đặn: Thường xuyên cắt tỉa các nhánh lá tàn, lá bị sâu bệnh để ngăn lây lan sang các phần khác của cây.

Thay đất và bón phân: Nếu trồng huyết dụ trong chậu, bạn nên thay đất mỗi năm một lần, tốt nhất là vào mùa xuân. Bón thêm phân hữu cơ và phân vi sinh để cung cấp dinh dưỡng cho cây, không nên bón vào mùa đông.

Hy vọng bạn đã hiểu rõ về ý nghĩa và huyết dụ trong phong thủy. Nếu bạn đang tìm kiếm các loại cây phong thủy phù hợp hoặc thiết bị chăm sóc vườn tiện lợi, hãy truy cập Vườn Cây Cảnh ngay hôm nay. Vườn Cây Cảnh cung cấp các sản phẩm chất lượng cao và hướng dẫn chăm sóc chi tiết để giúp vườn của bạn thêm xanh tươi.