Cây ô rô là cây gì? Tác dụng và cách trồng cây ô rô làm hàng rào
Trong nước ta, cây ô rô hàng rào được trồng rộng rãi. Vậy cây ô rô là loại cây gì? Hãy cùng tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về cây ô rô, từ tác dụng của nó đến cách trồng để tạo thành một hàng rào chắc chắn và thẩm mỹ.
Cây ô rô là cây gì?
Ô rô còn gọi là cây ắc ó, là cây thuộc họ Cúc với tên khoa học Acanthus jilicifoiius L, chiều cao dao động từ 0,5 đến 1,5m. Thân cây tròn nhẵn, có màu lục nhạt và lấm tấm đen. Lá cây có hình dạng mác, dài 15 – 20 cm, rộng 4 – 8 cm, không có cuống và mọc đối. Gốc lá tròn và hai đầu nhọn có xẻ răng cưa. Quả của Ô rô thon dài và hơi dẹp, thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Cây ô rô có tốc độ sinh trưởng nhanh, mọc khỏe, thích ánh sáng và không yêu cầu quá nhiều nước.

Tác dụng của cây ô rô
Cây ô rô làm hàng rào
Với tốc độ sinh trưởng nhanh và dễ chăm sóc, cây ô rô thường được trồng để tạo thành hàng rào trong sân vườn hoặc khu vực công cộng. Cây ô rô còn tên gọi khác là ắc ó, lão thử lặc, cây dã hồng hoa, sơn ngưu bàng,… Loài cây này thường được trồng làm hàng rào nên còn được gọi là cây ô rô hàng rào.
Bạn có thể chọn hàng rào ô rô để cho không gian vườn nhà thêm thoáng đãng và sạch đẹp, còn giúp cải thiện chất lượng không khí. Loài cây này cũng có tác dụng để chữa bệnh, trang trí.
Cây ô rô trị bệnh gì?
Dược liệu của Ô rô có vị mặn, hơi chua, đắng, tính hàn, không độc. Dân gian thường dùng cho các bệnh như: chữa ho đờm, hen suyễn, ho gà,…Rễ của ô rô giúp giảm đau, lợi thủy, trừ thấp, chống viêm, chữa thấp khớp, đau lưng, nhức xương, tê bại, rong huyết, ứ huyết,…
Cây ô rô cũng có thể được sử dụng để chữa đau gan, vàng da, và trúng độc. Lá và búp non của ô rô được hái vào mùa xuân hạ, rửa sạch, giã nát 50g, sau đó thêm nước và uống, bã đắp cũng có thể được sử dụng để chữa trị rắn cắn.

Cách trồng hàng rào cây ô rô
Cách trồng ô rô làm hàng rào gồm hai bước chính: chuẩn bị trồng cây và đào hố trồng cây.
Bạn nên chọn vị trí trồng cần có đủ ánh nắng và đất trồng cần được cày xới tơi xốp và có khả năng thoát hơi nước tốt. Chọn cây non khỏe và tươi tốt để trồng. Đào hố trồng đủ độ sâu và rộng để đặt bầu ô rô giống, lấp đất vào hố và tưới nước nhẹ nhàng. Tưới nước thường xuyên và đều đặn, tránh tưới quá nhiều nước sẽ gây thối rễ.
Cách chăm sóc cây ô rô làm hàng rào
Tưới nước cho cây định kỳ, đảm bảo độ ẩm trong đất đạt chuẩn. Tránh tưới nước quá nhiều khiến rễ bị thối. Thường xuyên kiểm tra tầng tán lá cây xem có ốc sên, sâu bọ phá hoại hay không. Từ đó kịp thời xử lý, bảo vệ ô rô khỏi sâu bệnh.
Bón phân cho cây theo đợt một năm 2 lần. Đợt 1 bón lót đầu mùa xuân, đợt 2 bón thúc đầu mùa thu.
Thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ lá vàng úa trên cây. Sử dụng kéo cắt cành hoặc các máy cắt tỉa hàng rào như: máy cắt tỉa hàng rào dùng Pin Vườn Cây Cảnh 24V – G24HT57, Vườn Cây Cảnh 40V – G40HT61, … để cắt tỉa cho cây ô rô.

Hàng rào ô rô thường được trồng rất nhiều ở các vùng quê nông thôn, tạo bầu không khí thêm trong lành, thoáng đãng và sạch đẹp. Nếu tạo được một hàng rào ô rô ở sân vườn biệt thự, hoặc khuôn viên vườn nhà sẽ rất đẹp mắt.
Xem thêm:
- Lợi ích của trồng cây làm hàng rào
- Loại cây trồng hàng rào đẹp
Qua những kiến thức quan trọng về cây ô rô hàng rào và cách trồng và chăm sóc như trên. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn quan tâm đến dụng cụ cắt tỉa hàng rào hãy liên hệ với chúng tôi tại vuoncaycanh.com để được tư vấn và lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.