Trồng cây nguyệt quế xua đuổi tà khí và tạo cảm giác thoải mái cho không gian sống
Cây nguyệt quế không chỉ là cây cảnh đẹp với mùi thơm đặc trưng mà còn mang ý nghĩa phong thủy tích cực. Cây nguyệt quế tượng trưng cho sự chiến thắng, ánh sáng và chữa lành bệnh tật đối với người Hy Lạp, nên được trồng nhiều trong nhà hoặc tại nơi làm việc với hy vọng điều may mắn sẽ đến. Vậy cây nguyệt quế hợp mệnh gì? Cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế như thế nào? Cùng Vườn Cây Cảnh tìm hiểu qua bài viết bên dưới để biết cách trồng và chăm sóc cây sao cho đem lại phong thủy tốt nhất nhé.
Thông tin về cây nguyệt quế
Cây nguyệt quế, hay còn được biết đến với tên khoa học là Laurus nobilis L, thuộc họ Long não (Lauraceae) và xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải ở Đông Âu.
Với thân gỗ màu vàng nhạt, cây nguyệt quế có chiều cao từ 2 – 6m, trở thành một loại cây cảnh phổ biến ở miền Nam nước ta. Đặc trưng của nguyệt quế là lá dạng bầu dục thuôn mọc xen kẽ theo thân cây, cùng với hoa trắng thơm và quả xanh chuyển sang đỏ khi chín.
Cây nguyệt quế có mấy loại? Hiện nay, có 3 loại nguyệt quế được trồng phổ biến, bao gồm nguyệt quế lá lớn, nguyệt quế lá nhỏ, và nguyệt quế thân xoắn.
Ý nghĩa phong thủy cây nguyệt quế
Cây nguyệt quế được coi là mang lại may mắn, thành công và bình an cho gia đình theo quan niệm dân gian. Vậy cây nguyệt quế hợp mệnh gì?
Theo quan niệm phong thủy, cây nguyệt quế thích hợp với các mệnh Mộc và Hỏa, vì có thể mang lại sự thuận lợi, thành công trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp, xua đuổi tà khí và tạo cảm giác thoải mái cho không gian sống. Tuy nhiên, nếu mệnh của bạn là Thổ, nên cân nhắc trước khi trồng cây này vì có thể không hợp với năng lượng của bạn.
Ngoài ra, cây nguyệt quế cũng được cho là phù hợp với tuổi Thân, có thể mang lại may mắn và sức mạnh cho những người sinh vào các năm này. Người kinh doanh thường tin rằng cây nguyệt quế có thể giúp tăng cường thành tựu và vượng khí trong công việc kinh doanh.
Tác dụng của cây nguyệt quế
Cây nguyệt quế có tác dụng trong Đông y nhờ vào vị đắng, cay và tính ấm giúp tiêu viêm, gây tê, và điều trị các bệnh như phong thấp, rối loạn tiêu hóa, thoái hóa khớp, làm mờ vết mũi và vết côn trùng đốt.
Ngoài ra, hoa nguyệt quế nở tạo mùi thơm ngát, rất thích hợp làm cây cảnh trang trí hoặc bonsai trên bàn làm việc, bàn học.
Cách trồng cây nguyệt quế
Có 4 phương pháp trồng cây nguyệt quế: gieo hạt, chiết cành, ghép mắt, giâm cành. Trong 4 phương pháp, phương pháp được sử dụng phổ biến nhất đó là phương pháp ghép mắt.
Để đảm bảo cây nguyệt quế luôn phát triển tốt sau khi trồng, bạn cần lưu ý:
- Ghép mắt: Chọn cành bánh tẻ không già cũng không non, có sức sống tốt và không bị sâu bệnh. Chọn gốc ghép mọc thẳng, khỏe mạnh. Tìm nhánh ghép cây mẹ sạch bệnh, mọc ngoài trảng. Miệng ghép phải lớn hơn hoặc vừa bằng mắt ghép, khi tiến hành ghép mắt vào cây mẹ, bạn phải đảm bảo mắt ghép sạch, không bị bám bụi hoặc dập nát.
- Chiết cành: Chọn cây mẹ khỏe mạnh, không quá già cũng không quá non.
- Giâm cành: Chọn cành có vỏ nâu, xám (cành bánh tẻ) và sử dụng chất kích thích sinh học để cây nhanh chóng ra rễ.
- Gieo hạt: Phương pháp này ít được ưa chuộng do tỷ lệ nảy mầm thấp.
Đối với đất trồng, sử dụng đất thịt pha, có khả năng thoát nước tốt, độ pH 5 – 7. Trộn đất theo tỷ lệ: đất phù sa + xơ dừa + mùn trấu + phân chuồng (2:1:1:1). Thay chậu từ 3 – 4 tháng 1 lần hoặc loại bỏ 1/4 – 1/3 đất cũ khi thay chậu, thêm đất mới giàu dinh dưỡng.
Cách chăm sóc cây nguyệt quế
- Nhiệt độ: Nguyệt quế trưởng thành tốt trong nhiệt độ từ 13 – 39 độ C, tốt nhất là 23 – 29 độ C.
- Ánh sáng: Nguyệt quế ưa ánh sáng nhưng không thích ánh nắng trực tiếp quá mạnh. Nên phơi nắng vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.
- Tưới nước: Bạn cần duy trì độ ẩm cao cho cây, tưới nước mỗi ngày nhưng tránh làm ngập rễ.
- Bón phân: Bón phân định kỳ mỗi 1 – 2 tháng/lần, điều chỉnh theo kích thước và sức khỏe của cây.
- Cắt tỉa: Cắt tỉa 1 lần/tháng vào mùa khô hoặc 2 lần/tháng vào mùa mưa để cây thông thoáng và đẹp mắt.
- Sâu bệnh: Quan sát cây thường xuyên và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi phát hiện sâu bệnh, rầy tấn công cây.
Qua bài viết, hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để sở hữu một chậu cây nguyệt quế, mang lại may mắn và sự thịnh vượng cho bản thân và gia đình.
Nếu bạn quan tâm đến việc trồng cây cảnh, chăm sóc sân vườn hoặc đang tìm kiếm các sản phẩm chất lượng để trang bị cho việc chăm sóc cây cỏ, hãy truy cập website Vườn Cây Cảnh ngay. Vườn Cây Cảnh cung cấp nhiều thông tin hữu ích về cây cảnh và các sản phẩm công nghệ hiện đại để giúp bạn có một không gian sống xanh, trong lành hơn.